Nồng độ Ph trong nước hồ bơi
Nồng độ pH trong nước bể bơi là một chỉ số rất quan trọng, quyết định nên một màu nước trong xanh, sạch khuẩn, an toàn cho sức khỏe người bơi và đảm bảo độ bền của thiết bị. Ph < 7 nước có tính axit, pH > 7 nước có tính kiềm.
Nồng độ Ph là gì?
Nồng độ Ph là chỉ số xác định độ hoạt động của các ion Hidro (H+) từ đó kết luận một dung dịch có tính axit hay bazo.Một dung dịch có pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh, pH càng cao thì tính kiềm càng lớn.
Giới hạn thang đo pH từ 0 - 14, trong đó pH = 7 là trung tính, trạng thái axit, bazơ cân bằng.
✓ pH < 7 dung dịch thể hiện tính axit
✓ pH > 7 dung dịch thể hiện tính bazơ.
Đối với nước bể bơi, pH là một trong hai yếu tố chính quyết định đến chất lượng nước hồ bơi sau Clo. Độ pH lý tưởng cho hồ bơi ở khoảng từ 7.2 - 7.6. PH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ bơi. Để đo được nồng độ Ph trong nước hồ bơi bạn cần phải có bộ thử nước hồ bơi.
Nguyên nhân làm tăng hoặc giảm nồng độ Ph trong nước hồ bơi
Sự dao động độ pH của nước hồ bơi có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Ánh sáng mặt trời đẩy nhanh quá trình hòa tan clo, làm tăng độ pH.
- Điều kiện tự nhiên nắng, gió làm đẩy nhanh quá trình bốc hơi của nước, làm tăng độ pH.
- Mưa lớn kéo dài, hồ bơi nhận lượng lớn nước từ nước mưa làm giảm độ pH.
- Số lượng người bơi cho một bể là rất lớn, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như: mồ hôi, nước tiểu, mỹ phẩm, kem chống nắng,… làm thay đổi độ pH trong nước hồ bơi.
- Bổ sung quá nhiều hóa chất khử trùng vào nước (sốc Clo), làm tăng pH bể bơi.
Mỗi hồ bơi là khác nhau sẽ có nồng độ pH, Clo trong nước khác nhau. Cần kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp.
Cách xử lý nước bể bơi có độ pH cao/thấp
Đối với nước hồ bơi, pH thường tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm, chính vì vận cần thường xuyên đo lường nồng độ các chất trong nước ít nhất 2 lần mỗi ngày để kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách xử lý những dao động pH trong nước. Mức độ dao động của pH trong ngày không quá 0.5 đơn vị, chính vì vậy việc sử dụng các loại hóa chất bể bơi để cân bằng nồng độ này là hợp lý.
Ph cao
Khi Ph trong nước cao bạn có thể dùng HCL để giảm Ph, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần lựa sử dụng các dụng cụ đo nồng độ pH hoặc bộ test thử nước hồ bơi để xác định chính xác lượng pH hiện tại trong hồ bơi. Để bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi sử dụng bạn nên trang bị đồ bảo hộ lao động cẩn thận. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Bước 2: Tùy vào nồng độ pH bạn có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp. Sử dụng liều lượng: 1 – 4 lít/100m3/lần. Sau khi lấy đủ liều lượng, hòa HCL 32% vào 1 xô nước sau đó rãi đều khắp mặt hồ.
Lưu ý: Luôn luôn thêm axit vào nước, không bao giờ thêm nước vào axit.
Bước 3: Bật máy lọc để trộn đều HCL 32% với nước trong hồ.
Bước 4: Đợi khoảng 4 - 6 tiếng và đo lại nồng độ pH trong nước hồ bơi. Nếu pH đạt mức từ 7.2 – 7.6 thì nước hồ của bạn đã an toàn.
PH Thấp
Để tăng nồng độ Ph bạn có thể dùng Soda Naoh hoặc Naco3 để tăng nồng độ Ph cho nước hồ bơi. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Bạn cần lựa sử dụng các dụng cụ đo nồng độ pH hoặc bộ test thử nước hồ bơi để xác định chính xác lượng pH hiện tại trong hồ bơi. Xút vảy được những người trong ngành gọi bằng cái tên là xút ăn da. Không phải tự nhiên mà nó có cái tên này. Đó là do đặc tính ăn mòn mạnh của loại xút này. Để bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi sử dụng bạn nên trang bị đồ bảo hộ lao động cẩn thận. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Bước 2. Tùy thuộc vào độ pH và diện tích của hồ bạn có thể lấy được lượng xút vảy hợp lý. Hòa tan NaOH với nước. Rải đều hỗn hợp khắp mặt hồ.
LƯU Ý: ĐỔ NAOH VÀO NƯỚC KHÔNG LÀM NGƯỢC LẠI.
- Nếu pH dưới 6,5 cho 1kg/100 m3
- Đánh lắng cho 2 – 3kg/100 m3
Bước 3. Đợi khoảng 6 tiếng và đo lại nồng độ pH trong nước hồ bơi. Nếu pH đạt mức từ 7.2 thì nước hồ của bạn đã an toàn. Bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các hóa chất khác để xử lý rêu tảo làm sạch hồ bơi.